Làm thế nào để các doanh nghiệp gia đình giữ vững ngọn lửa kinh doanh của nhà sáng lập và phát triển công ty thịnh vượng qua các thế hệ trong nhiều thập kỷ? Chìa khóa để duy trì quyền lực cũng như lợi thế cạnh tranh trước đối thủ của họ là gì? Để tìm ra câu trả lời, Dự án STEP Global Consortium phối hợp cùng KPMG Private Enterprise đã thực hiện một nghiên cứu. Chúng tôi muốn hiểu làm thế nào mà các doanh nghiệp gia đình, được ví như những cỗ máy tái sinh sức mạnh, không chỉ phát đạt khi gặp thiên thời, địa lợi mà còn thích ứng tốt ngay cả khi đối mặt với những gián đoạn trong đại dịch COVID-19? 

Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2021, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát chuyên sâu về 2.439 nhà lãnh đạo doanh nghiệp gia đình trên toàn thế giới. Sau khi phân tích chi tiết các dữ liệu, vào tháng 2/2022, chúng tôi đã thực hiện hàng loạt các cuộc thảo trực tiếp với các Tổng giám đốc (TGĐ/CEO) doanh nghiệp gia đình, các học giả và cố vấn chuyên môn về những nhân tố và thách thức ảnh hưởng đến quá trình liên tục đổi mới và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi đã được biết cách vận hành sức mạnh tái sinh tuyệt vời đó một cách rất đơn giản – cùng với tham vọng của những người sáng lập: biến một hành trình đầy cảm hứng thành hiện thực. 

Cỗ máy sức mạnh tái sinh

Cùng vén màn bí mật đằng sau sức mạnh tái sinh vượt trội của các doanh nghiệp gia đình. 

Chủ nghĩa kinh doanh lâu đời của các doanh nghiệp gia đình được xem là yếu tố quan trọng, không chỉ giữ gìn và thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo mà đóng góp lớn vào hiệu quả tài chính, phi tài chính và xã hội. Bởi vậy, duy trì định hướng kinh doanh là một trong những cấu phần trọng yếu để mở khóa khả năng thích ứng, đổi mới và phát triển của các doanh nghiệp gia đình.

Định hướng kinh doanh


STEP survey founders dream graphic

Giữa những bất ổn và gián đoạn trong đại dịch, các doanh nghiệp gia đình tiếp tục thể hiện khả năng tự phục hồi và tái tạo vô song của họ trong môi trường đầy biến động.

Ví dụ, trong suốt đại dịch COVID-19, các nhà lãnh đạo Millennial (Millennials – những con người sinh ra trong khoảng thời gian 1980 – 1998, đang chiếm phần lớn trong lực lượng lao động không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn cầu. Thế hệ này đang dần trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp) nói riêng đã đưa ra chiến lược quan trọng trong việc chủ động đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ trong tương lai.

Nhiều doanh nghiệp gia đình nhận ra rằng để đạt được hiệu quả kinh doanh cao, họ cần tạo điều kiện để các thế hệ sau được tự mình trải nghiệm, đón nhận rủi ro và tự đưa ra phán đoán thay vì chỉ đi theo sự dẫn dắt của các thế hệ trước.

Qua lăng kính đương đại, quyền lực của họ được duy trì bởi mong muốn kế thừa tinh thần kinh doanh và tham vọng cá nhân của những người sáng lập. Và đó cũng là một trong những bí quyết tạo nên lợi thế cạnh tranh đáng ngưỡng mộ.


Để cho doanh nghiệp phát triển bền vững qua nhiều thế hệ, đổi mới và trẻ hóa liên tục chính là chìa khóa. Nhưng đôi khi, định hướng kinh doanh mạnh mẽ là chưa đủ để hỗ trợ quá trình này. Trên hết, các doanh nghiệp gia đình cũng cần phải có hiểu biết về tầm ảnh hưởng của việc gia đình tham gia vào các quyết định và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh quyền độc lập sở hữu và quản lý doanh nghiệp gia đình – cùng với những lợi ích kinh tế và danh tiếng mà điều này đem lại – thì “sự giàu có” trong doanh nghiệp gia đình có ý nghĩa bao hàm rộng hơn so với các loại hình kinh doanh khác, khái niệm này gồm cả quyền quản lý, tầm ảnh hưởng và gắn kết với doanh nghiệp (hay còn được gọi là “sự giàu có về cảm xúc xã hội”).

Giàu có về cảm xúc xã hội: là sự quản lý, tầm ảnh hưởng, sự gắn kết và đồng nhất của gia đình trong doanh nghiệp.


STEP survey redefining graphic

Trên thực tế, giàu có về cảm xúc xã hội thường được xem là tài sản thừa kế kếch xù của các doanh nghiệp gia đình, và có ảnh hưởng trực tiếp đến cách các doanh nghiệp này nhìn nhận vấn đề. Trong trường hợp tài sản này bị đe dọa thì mọi quyết định của gia đình đều phải ưu tiên bảo tồn nguyên trạng giá trị này hơn là các lợi ích kinh tế tiềm năng.

Đồng thời, sự quản lý, tầm ảnh hưởng và sự đồng nhất của gia đình với doanh nghiệp chính là những thành phần quan trọng góp phần vào mục đích doanh nghiệp, động lực đổi mới và tác động của doanh nghiệp với các bên liên quan.


Do nhu cầu cân bằng về hiệu quả hoạt động giữa doanh nghiệp và gia đình nên tại các cuộc họp về hiệu quả kinh doanh thường bao gồm nhiều loại kết quả khác nhau và tất cả đều quan trọng trong môi trường kinh doanh. Điều này khiến cho phương pháp truyền thống tiếp cận bảng cân đối tài chính trở nên không phù hợp. Tất nhiên, các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh truyền thống như tăng thị phần, tăng trưởng lợi nhuận và lợi tức trên vốn chủ sở hữu đều rất quan trọng.

Nhưng định hướng kinh doanh cũng quan trọng không kém. Định hướng này được thể hiện rất rõ qua sự lãnh đạo theo hướng công nghệ, sự tiến bộ của đổi mới, sự tham gia của các thế hệ kế cận vào doanh nghiệp và cuối cùng là sự gắn kết gia đình.

Một cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động giữa doanh nghiệp và gia đình là chìa khóa cho sự thành công của các công ty gia đình. Sức mạnh tổng hợp của gia đình và doanh nghiệp đóng góp trực tiếp vào sức mạnh tái sinh tuyệt vời của công ty.


STEP Survey holistical view graphic

STEP Survey leadership performance graphic

Phong cách lãnh đạo là một nhân tố tác động đến hiệu quả doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo không phải cố định mà thường có thể thay đổi để thích ứng với tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ. Phong cách lãnh đạo không chỉ cần “phù hợp với mục đích doanh nghiệp” mà còn phải hợp thời, hợp cảnh. Khi được hỏi đâu là phong cách lãnh đạo “ưa thích và thịnh hành nhất”, đa số TGĐ trả lời khảo sát đều lựa chọn là phong cách chuyển đổi, theo sau đó là phong cách lôi cuốn. Họ cho rằng cả 2 phong cách lãnh đạo này đều có khả năng truyền cảm hứng và động lực cho người khác.

Nói một cách dễ hiểu, các TGĐ thuộc Thế hệ im lặng (những người sinh từ 1925-1945) thường cho thấy mức độ lãnh đạo chuyển đổi thấp và mức độ độc đoán cao. Điều này thường xảy ra ở các doanh nghiệp thế hệ đầu tiên, những doanh nghiệp này được dẫn dắt mạnh mẽ theo tầm nhìn và định hướng của người sáng lập.

Trong thời kỳ hậu COVID-19, chúng tôi tin rằng việc tiếp tục kích thích phát huy sức mạnh tái sinh của các doanh nghiệp gia đình sẽ đòi hỏi phong cách lãnh đạo chuyển đổi và lôi cuốn để đảm bảo rằng các doanh nghiệp gia đình ngày càng phát đạt. Chúng tôi cũng cho rằng việc đa dạng hóa ý tưởng, trải nghiệm cũng như tính toàn diện trong hệ thống nhân sự cấp cao của doanh nghiệp có thể tăng thêm sức mạnh đó.


Nghiên cứu hiện tại của chúng tôi đã chỉ ra rằng định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp gia đình là yếu tố đóng góp mạnh mẽ vào hoạt động tài chính, xã hội và phi tài chính của họ. Đồng thời, mức độ giàu có về cảm xúc xã hội cũng là một cấu phần quan trọng trong hiệu quả của các hoạt động phi tài chính.

Từ những phản hồi của cuộc khảo sát, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng: Khi mức độ định hướng kinh doanh và sự giàu có về mặt cảm xúc xã hội cao, hiệu quả của doanh nghiệp cũng có xu hướng cao trên mọi thước đo chính. Và, tất nhiên, khi định hướng kinh doanh và mức độ giàu có cảm xúc xã hội thấp, hiệu quả tổng thể cũng thấp.

Nhận thấy rằng có nhiều khác biệt về hiệu quả hoạt động giữa các cấp độ cao nhất và thấp nhất của định hướng kinh doanh và sự giàu có về mặt cảm xúc xã hội, chúng tôi đã tạo ra bốn hồ sơ doanh nghiệp gia đình: “Gia đình doanh nhân”, “Gia đình ưu tiên kinh doanh”, “Doanh nghiệp ưu tiên gia đình” và “Doanh nghiệp có hiệu quả kém". Mỗi hồ sơ sẽ chỉ ra các cấu phần đóng góp vào hiệu quả của các doanh nghiệp gia đình và những hoạt động để duy trì và phát triển các doanh nghiệp này.


STEP family profiles graphic

Ảnh chụp hiệu quả hoạt động ở mỗi hồ sơ doanh nghiệp cho thấy mức độ ảnh hưởng của định hướng kinh doanh và sự giàu có về cảm xúc xã hội đối với các hoạt động tài chính, xã hội và hiệu quả của các doanh nghiệp gia đình.

Nếu như bạn bắt gặp những vấn đề của công ty mình trong số những hồ sơ doanh nghiệp này, thì bạn sẽ tìm ra được bản chất thực tế của vấn đề cũng như nắm bắt được các hoạt động giúp duy trì và cải thiện hiệu quả được đề xuất bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp gia đình, cố vấn chuyên môn và học giả trên khắp thế giới. Thông tin chi tiết về hướng dẫn chuyên môn, các bạn có thể tìm đọc trong báo cáo “Sức mạnh tái sinh của doanh nghiệp gia đình – Tinh thần kinh doanh liên thế hệ”.


Sức mạnh tái sinh

Chúng tôi tin rằng khả năng tái tạo của các doanh nghiệp gia đình là siêu năng lực của họ. Các bài học kinh nghiệm của họ chính là một người thầy hướng dẫn bạn tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có trong doanh nghiệp của mình và bạn có thể cân nhắc các hoạt động thiết thực được đề xuất để lấp đầy các khoảng trống tiềm ẩn.

Đầu tiên, chúng tôi nghĩ rằng bạn nên chú ý đến những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh tái sinh và hiệu quả trong tương lai của doanh nghiệp:

  • Sức mạnh của định hướng kinh doanh là một trong những yếu tố trọng yếu để mở khóa năng lực thích ứng, đổi mới và phát triển liên tục của công ty. Vậy bạn đánh giá mức độ kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp mình thế nào?

  • Liệu các thành viên gia đình ở thế hệ sau có được tạo cơ hội để trải nghiệm, đón nhận rủi ro và tự mình đưa ra phán đoán?

  • Có bằng chứng cho thấy các nhà lãnh đạo ở thế hệ kế thừa, đặc biệt là phụ nữ trẻ, rất am hiểu về kỹ thuật số. Liệu rằng loại năng lực này đã xuất hiện trong doanh nghiệp của bạn chưa?

  • Gia đình bạn có gắn kết tình cảm bền chặt với doanh nghiệp không?

  • Các thành viên trong gia đình có lớn lên trong môi trường quản lý để học hỏi và lưu truyền mục đích và các giá trị của gia đình và doanh nghiệp hay không?

  • Liệu đã đến lúc để đổi mới phương thức lãnh đạo của doanh nghiệp bạn cho phù hợp với thời đại?

  

Chi tiết báo cáo

  

  

Liên kết

  

Cộng tác viên