Trong bối cảnh suy thoái, chất lượng tín dụng có thể xấu đi nhanh chóng, dẫn đến tích tụ nợ xấu. Nợ xấu có thể gây gánh nặng cho tăng trưởng kinh tế cũng như sức khỏe của hệ thống tài chính.
Rủi ro nợ xấu thường có lịch sử lâu và phức tạp với bên cho vay, liên quan đến mối quan hệ lành mạnh với ngân hàng ban đầu, xấu đi do không thể thanh toán lãi và gốc khi các cú sốc trong ngành khiến dòng tiền của người vay giảm đột ngột và đôi khi kéo dài.
Cuối cùng, bên cho vay có thể cần phải đưa ra những quyết định khó khăn và xây dựng một kế hoạch cho việc giải quyết hoặc bán các khoản nợ xấu của mình. Điều này có thể liên quan đến việc tái cấu trúc và các lựa chọn bán, có thể thông qua sự hợp tác của người vay hoặc các quy trình chính thức.
KPMG Việt Nam và Cam-pu-chia hỗ trợ các ngân hàng và các bên cho vay khác tiến hành rà soát toàn diện danh mục nợ xấu, cung cấp thông tin chi tiết về thành phần danh mục, rủi ro và diễn biến, đồng thời đánh giá tất cả các lựa chọn có sẵn và xác định chiến lược phù hợp để giảm nhanh nợ xấu.
Tình huống thực tế
Bối cảnh
- Khách hàng của chúng tôi là một hệ thống ngân hàng có danh mục nợ xấu trở nên trầm trọng hơn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Khách hàng đã chậm trễ trong việc đạt được mục tiêu giảm nợ xấu theo quy định nhà nước.
- Nhiều khoản nợ xấu khó có thể đạt được giải pháp khả thi.
- Ngoài ra, dữ liệu danh mục phân tán gây khó khăn cho ngân hàng có được bức tranh toàn diện nhằm xác định mục tiêu phù hợp và hành động nhất quán cho phép quản lý rủi ro.
Tư vấn của KPMG
- Nhóm chuyên gia cao cấp của KPMG đã đồng hành và tư vấn trực tiếp tại ngân hàng để lên phương án giảm nợ xấu.
- Chúng tôi phân tích danh mục để phân khúc danh mục nợ xấu, phân tích lưu chuyển dòng vốn và rủi ro giữa các nhóm khách hàng và nhóm ngành.
- Ngân hàng đã lần đầu tiên có cái nhìn toàn diện về nợ xấu tại tất cả các bộ phận, bao gồm số liệu thống kê theo nhóm, nhóm khách hàng, ngành, thời gian tồn đọng và các biện pháp gia hạn.
- Tất cả thông tin chi tiết về danh mục đều được tự động hóa rút ngắn đáng kể thời gian xây dựng báo cáo.
- KPMG thiết lập các quy trình dữ liệu để xử lý và phân tích dữ liệu, đồng thời trực quan hóa dữ liệu trong bảng báo cáo thân thiện với người dùng.
- Chúng tôi đã tiến hành đánh giá toàn diện danh mục nợ xấu của công ty và thực hiện phân tích chi tiết về tất cả các lựa chọn khả thi.
- Chúng tôi đã thành lập một Hội đồng đánh giá tín dụng (Credit Review Board) mới, hoạt động như một cơ quan quản trị mới để lập kế hoạch và điều chỉnh các chiến lược giải quyết nợ xấu trước khi đệ trình chính thức lên Ủy ban tín dụng.
- Chúng tôi đã làm việc trực tiếp với các nhà quản lý danh mục nợ (Portfolio Managers) để thực hiện các kế hoạch được đưa ra thông qua Hội đồng đánh giá tín dụng.
Kết quả
- Chúng tôi đã thành lập một cơ quan quản trị mới để đẩy nhanh quá trình ra quyết định và đảm bảo ý kiến đóng góp từ tất cả các bên liên quan khi thiết lập chiến lược giải quyết nợ xấu.
- Dựa vào ghi nhận từ bộ phân tích dữ liệu của KPMG, chúng tôi đã làm việc với các bộ phận liên quan để đưa ra các chiến lược tái tạo giá trị và phục hồi danh mục nợ xấu.
- Chúng tôi đã đưa ra một kế hoạch tái thiết cho ngân hàng để đảm bảo nợ được quản lý hiệu quả ở các lĩnh vực và quy mô danh mục, từ đó thúc đẩy tiến độ đạt được mục tiêu nợ xấu.
Liên hệ
Trần Ngọc Mai
Trưởng phòng
Bộ phận Tư vấn
Tái thiết và Tái cấu trúc
KPMG Việt Nam
M +84 (0) 903 206 067
E maintran@kpmg.com.vn
LinkedIn
Lê Hải Ly
Trưởng phòng
Bộ phận Tư vấn
Tái thiết và Tái cấu trúc
KPMG Việt Nam
M +84 (0) 932 635 118
E lyhle@kpmg.com.vn
LinkedIn
Liên hệ
Kết nối với các chuyên gia của KPMG