Các Giám đốc Quản lý rủi ro (CRO) của Ngân hàng đứng trước yêu cầu cần phải đạt được sự cân bằng đầy thách thức.
Một mặt, kỳ vọng về quản trị rủi ro liên tục gia tăng với các đợt sóng quy định mới vẫn không suy giảm. Trái lại, cơ quan quản lý liên tục đưa ra các ưu tiên mới, như là các ưu tiên gần đây về công nghệ số và rủi ro liên quan đến các yếu tố phát triển bền vững của ngân hàng. Điều đó đòi hỏi trách nhiệm CRO mở rộng hơn, dẫn đến việc gia tăng tương ứng các nguồn lực dành cho quản lý rủi ro. Ngoài ra, ngày càng có nhiều kì vọng từ các bên liên quan trong nội bộ. Cứ mỗi khi có cuộc khủng hoảng mới, chẳng hạn như đại dịch COVID-19 gần đây, mỗi khi có thêm yêu cầu về kiểm tra căng thẳng mới, hay yêu cầu phân tích mới đều nhấn mạnh tầm quan trọng cần có của một chức năng QLRR linh hoạt và nhanh nhạy.
Nhưng đồng thời mặt khác, CRO cũng không thể tránh yêu cầu tiết kiệm chi phí đang ảnh hưởng đến các ngân hàng do môi trường lãi suất thấp và thị trường cạnh tranh cao. Ngay cả các yêu cầu quy định của cơ quan quản lý cụ thể cũng không thể biện minh cho chi phí tăng cao liên tục, chưa nói đến việc tăng nhân sự.
Để cân bằng các yêu cầu có chiều hướng đối lập này, cần có 1 sự chuyển đổi quyết liệt và triệt để trong công tác quản lý rủi ro. KPMG International đã thực hiện 1 nghiên cứu toàn cầu với các lãnh đạo Quản lý rủi ro (gọi tắt là CROs) của 76 ngân hàng đến từ 19 quốc gia. Kết quả của nghiên cứu này được dùng để đúc kết 4 trọng điểm đề xuất chính trong hành trình chuyển đối quản lý rủi ro của các Ngân hàng
Liên hệ
Tp. Hồ Chí Minh:
Trần Hữu Tuấn
Giám đốc, Khối Thị trường, Ngành Tài chính - Ngân Hàng
E tuanhtran@kpmg.com.vn
Kết nối cùng chúng tôi
- Tìm địa điểm văn phòng kpmg.findOfficeLocations
- kpmg.emailUs
- Mạng Xã hội @ KPMG kpmg.socialMedia