Giới thiệu về Báo cáo Tiêm chủng trọn đời tại Việt Nam

Hệ thống y tế Việt Nam đang đối mặt với những gánh nặng gia tăng từ các căn bệnh có thể phòng ngừa, đặc biệt có sức ảnh hưởng lớn tới nhóm người cao tuổi. Một giải pháp để giảm bớt áp lực này chính là việc triển khai tiêm chủng trọn đời – tức là việc cung cấp và đẩy mạnh tiêm chủng cho người dân ở mọi lứa tuổi trong cuộc đời. Cách tiệp cận này đóng vai trò quan trọng để Việt Nam có thể đạt được mức độ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, giảm sự lây lan của các căn bệnh có thể phòng ngừa, và bảo vệ sự bền vững kinh tế của đất nước. Với sự hợp tác giữa các đối tác chiến lược công và tư nhân, Việt Nam sẽ hưởng lợi không chỉ về mắt sức khỏe y tế cộng đồng mà còn trở thành điểm đến ưu tiên cho các khoản đầu tư vào lĩnh vực y tế.

Luke

Thông qua việc áp dụng các chương trình tiêm chủng cho người lớn, Việt Nam có thể cùng nhau giảm đáng kể gánh nặng kinh tế và xã hội do bệnh tật gây ra, góp phần xây dựng một xã hội mạnh mẽ và kiên cường hơn.

Luke Treloar
Thành viên Điều hành
Trưởng Bộ phận Tư vấn Chiến lược
Trưởng Khối Cơ sở Hạ tầng, Chính phủ & Y tế (IGH)
KPMG Việt Nam

Download PDF

Tiêm chủng trọn đời tại Việt Nam

Cơ hội để nâng cao công tác phòng chống các bệnh có thể phòng ngừa



Tải về PDF Tiếng Anh (5.1 MB) ⤓



Tải về PDF Tiếng Việt (2.7 MB) ⤓

Nội dung báo cáo

Hệ thống y tế Việt Nam đang đối mặt với áp lực lớn do sự già hóa dân số nhanh chóng và sự phức tạp ngày càng tăng của các bệnh tật.

"Cấu trúc dân số vàng" của Việt Nam, với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, đang dần chuyển dịch sang giai đoạn già hóa. Dự báo từ năm 2022 đến 2030, số lượng phụ nữ mang thai sẽ giảm 1,2% và nhóm người cao tuổi sẽ giảm 4,4%. Sự thay đổi này cho thấy nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với người cao tuổi, sẽ tăng lên đáng kể. Việc triển khai chương trình tiêm chủng trọn đời là một giải pháp quan trọng để giảm gánh nặng cho cả cộng đồng và hệ thống y tế.

Chính phủ Việt Nam cam kết tăng cường độ phủ của dịch vụ tiêm chủng, mang lại lợi ích sức khỏe cho đông đảo người dân.

Từ năm 2021 đến 2024, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách nhằm mở rộng chương trình tiêm chủng quốc gia. Điển hình là việc đưa ra lộ trình tiêm chủng mở rộng (EPI), với mục tiêu tăng cường độ phủ các loại vắc-xin phòng bệnh quan trọng như Rotavirus, phế cầu khuẩn và cúm mùa vào năm 2030. Bên cạnh đó, Nghị định 104/2016/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đảm bảo nguồn cung cấp vắc-xin ổn định và bền vững, từ đó góp phần hỗ trợ mở rộng phạm vi tiêm chủng.

Cơ hội cho Việt Nam

Tiêm chủng trọn đời không chỉ là một chiến lược y tế công cộng quan trọng mà còn là một giải pháp kinh tế bền vững. Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi từ mô hình chăm sóc sức khỏe tập trung vào bệnh truyền nhiễm sang giải quyết các bệnh không lây nhiễm, tiêm chủng suốt đời đóng vai trò then chốt trong việc giảm gánh nặng cho hệ thống y tế. Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và tư sẽ góp phần giảm chi phí điều trị, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho đất nước.

Tầm nhìn Tương Lai

Để đạt được mục tiêu tiêm chủng suốt đời, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt. Việc khắc phục những hạn chế hiện nay như nhận thức hạn chế, khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tiêm chủng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, và chi phí vắc-xin cao là vô cùng cần thiết. Cải cách chính sách, tăng cường hợp tác công tư và đầu tư vào truyền thông giáo dục sức khỏe là những yếu tố then chốt để xây dựng một hệ thống tiêm chủng hiệu quả và bền vững.

Nghiên cứu hợp tác của KPMG: Giải quyết các thách thức trong ngành y tế và tầm quan trọng của tiêm chủng trọn đời tại Việt Nam

Nhận thấy những thách thức và cơ hội tiềm năng, KPMG, Sanofi-Aventis, và Hội Y học dự phòng Việt Nam đã hợp tác để thực hiện một nghiên cứu toàn diện về các chương trình tiêm chủng trọn đời tại Việt Nam. Nghiên cứu này, được thực hiện dựa trên việc so sánh với các quốc gia có cùng điều kiện và kết quả khảo sát chuyên sâu, đã cung cấp những bằng chứng khoa học về hiệu quả của chương trình tiêm chủng. Báo cáo nghiên cứu không chỉ đánh giá tình hình hiện tại mà còn đưa ra những khuyến nghị cụ thể để triển khai chương trình một cách hiệu quả.

Kết nối với chúng tôi