Theo chủ trương được Quốc hội chấp thuận tại Nghị quyết 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023, trong bối cảnh Việt Nam áp dụng quy tắc về Thuế Tối thiểu Toàn cầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2024, Chính phủ đã xây dựng và triển khai lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư (“Quỹ”).

Dự thảo Nghị định có một số điểm đáng lưu ý như sau:

  • Quỹ có chức năng hỗ trợ, khuyến khích và thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực ưu tiên;
  • Ngân sách hoạt động của Quỹ bao gồm nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu;
  • Các khoản hỗ trợ từ Quỹ được chi trực tiếp bằng tiền, không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN, và áp dụng cho 05 nhóm chi phí gồm: (i) Chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; (ii) Chi phí nghiên cứu và phát triển; (iii) Chi phí đầu tư tạo tài sản cố định (“TSCĐ”); (iv) Chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao; (v) Chi phí đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội;
  • Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ phải nộp hồ sơ theo quy định để các cấp thẩm quyền thẩm định, và Thủ tướng sẽ ban hành quyết định phê duyệt chi hỗ trợ đầu tư nếu đáp ứng đủ điều kiện;
  • Đối tượng áp dụng:

(a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao đạt quy mô vốn đầu tư trên 12.000 tỷ đồng; HOẶC đạt doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm;

(b) Doanh nghiệp công nghệ cao đạt quy mô vốn đầu tư trên 12.000 tỷ đồng; HOẶC đạt doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm;

(c) Doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao đạt quy mô vốn đầu tư trên 12.000 tỷ đồng; HOẶC đạt doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm;

(d) Doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển (“NC&PT”) đạt quy mô vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng

  • Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, doanh nghiệp thuộc các trường hợp (a), (b) và (c) nêu trên phải hoàn thành giải ngân tối thiểu 12.000 tỷ đồng, và doanh nghiệp thuộc trường hợp (d) phải hoàn thành giải ngân tối thiểu 1.500 tỷ đồng.
  • Khoản hỗ trợ sẽ được chi trả theo tỷ lệ chi phí thực tế phát sinh, cụ thể như sau:
Nội dung Chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Chi phí NC&PT Chi phí đầu tư tạo TSCĐ Chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao Chi phí đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội
Đối tượng Tất cả các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng nêu trên Doanh nghiệp thuộc các trường hợp (b), (c) và (d) nêu trên Tất cả các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng nêu trên Tất cả các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng nêu trên Tất cả các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng nêu trên
Mức chi hỗ trợ Tối đa 50% chi phí doanh nghiệp thực tế đã chi trong năm liên quan đến người lao động Việt Nam
  • Doanh nghiệp thuộc các trường hợp (b) và (c): từ 30% đến 50% tổng mức chi phí NC&PT đã chi trong năm tài chính
  • Doanh nghiệp thuộc trường hợp (d): từ 20% đến 40% phần chi phí NC&PT /năm tài chính
  • Doanh nghiệp thuộc các trường hợp (a), (b) và (c): từ 10% đến 40% phần nguyên giá TSCĐ tăng thêm trong năm tài chính, có tính đến quy mô vốn đầu tư của dự án.
  • Doanh nghiệp thuộc trường hợp (d): từ 30% đến 40%phần Nguyên giá TSCĐ/năm tài chính , có tính đến quy mô vốn đầu tư của dự án.
Từ 0,5% đến 1,5% giá trị gia tăng của sản phẩm công nghệ cao Tối đa 50% chi phí đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội
  • Trường hợp tổng mức xin hỗ trợ của doanh nghiệp lớn hơn khả năng chi trả của Quỹ trong năm tài chính, mức chi hỗ trợ được phê duyệt có thể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, căn cứ vào mức đóng góp kinh tế xã hội của từng doanh nghiệp như doanh thu, lao động, đóng góp ngân sách, v.v.

Dự thảo Nghị định đang trong giai đoạn triển khai lấy ý kiến. Vui lòng liên hệ KPMG để được tư vấn các vấn đề quý doanh nghiệp đang quan tâm.