Ông Hiếu Nguyễn có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc với khu vực nhà nước, tư nhân và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội (ESG). Ông Hiếu đã có kinh nghiệm là điều phối viên chuyên sâu cho Chương trình Phát triển Kinh tế Xã hội Bền vững trong khuôn khổ của Chính phủ dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ông còn góp mặt trong những vai trò chủ chốt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong một số chương trình phát triển bền vững. Ngoài ra, ông Hiếu từng đảm nhiệm vai trò là Cán bộ cấp cao mảng Phân tích thị trường của Cơ quan Xúc tiến Thương mại tại Bộ Công thương, phụ trách tham mưu chiến lược và lập kế hoạch, lãnh đạo và thực hiện các hoạt tăng cường đẩy mạnh các chính sách thương mại ở Việt Nam.
- Ông Hiếu là cán bộ cấp cao phân tích thị trường của Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương, chịu trách nhiệm tư vấn chiến lược và lập kế hoạch, lãnh đạo và thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao năng lực và xúc tiến thương mại của các bên liên quan hỗ trợ doanh nghiệp và tăng cường các chính sách thương mại xúc tiến tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2005;
- Dưới sự bảo trợ và quản lý của Ngân hàng Thế giới và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Hiếu là điều phối viên cho Chương trình phát triển kinh tế xã hội bền vững (S-SEDP) từ năm 2005 đến năm 2009 để thiết kế và liên kết kinh doanh với thị trường theo các định hướng và mục tiêu của Chính phủ; thúc đẩy đầu tư công và tư nhân, tham gia vào các vấn đề liên quan đến tài chính đổi mới và nghiên cứu về các vấn đề chính theo S-SEDP; tư vấn cho cả khu vực công và tư nhân về thiết kế dự án, các thông lệ tiên tiến và các xu hướng trong phát triển bền vững với trọng tâm là định hướng thị trường và quan hệ đối tác đa bên;
- Ông Hiếu đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan trong dự án của Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam; đặc biệt hỗ trợ các hoạt động bền vững của doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến việc thích ứng với các quy định của EU đối với xuất khẩu như yêu cầu về mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép và sản xuất với phát thải carbon thấp;
- Ông là thành viên chính thức của Mạng lưới các nhà lãnh đạo chuyển đổi của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), tham gia phát triển Tầm nhìn mới cho Nông nghiệp được áp dụng rộng rãi trên thế giới; hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) triển khai các sáng kiến hợp tác vì nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) từ năm 2016 – 2021; cụ thể, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về các mô hình đối tác công tư (PPP) tập trung vào các vấn đề có liên quan đến ESG như giảm phát thải carbon, tín dụng carbon và thích ứng tiêu chuẩn carbon; tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn bền vững nông nghiệp để xuất khẩu cũng như đối phó với các nhà nhập khẩu để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường và tính bền vững.
- Ông Hiếu đã chỉ đạo dẫn dắt dịch vụ tư vấn cải tiến ESG cho 3 nhà sản xuất giấy hàng đầu Việt Nam; đồng thời ông cũng dẫn dắt chiến lược, lộ trình và đào tạo về ESG cho một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam
- Ông có kinh nghiệm phong phú trong việc thẩm định và kiểm toán tuân thủ ESG: Dẫn dắt các dự án ESDD liên quan đến việc dự kiến mua lại các nhà máy điện mặt trời và nhà máy giấy lớn nhất tại Việt Nam
- Ông là người chỉ dẫn đào tạo nâng cao nhận thức về rủi ro ESG trong chuỗi cung ứng, quản lý hóa chất và kinh doanh nông sản cho một trong những tập đoàn phân bón lớn nhất Việt Nam, chủ trì dự án đồng tác giả Sổ tay Ngân hàng Xanh với Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam nhằm tăng cường rộng rãi hiệu quả đầu tư xanh giữa các hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính ở Việt Nam
-
Thạc sĩ Chính sách và Nghiên cứu xã hội ứng dụng, Đại học Macquarie, Úc
-
Thạc sĩ Luật và Quan hệ Quốc tế, Đại học Macquarie, Úc
-
Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Thương mại Hà Nội
-
Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Thương mại Hà Nội
-
Cứ nhân Tài chính Kế toán, Đại học Thương mại Hà Nội
-
Chứng chỉ nhận thức ISO 14064 – Tính toán phát thải Khí nhà kính – IFC và BSI
-
Chứng chỉ báo cáo tài chính liên quan đến khí hậu – IFC và CPD